Sự nghiệp Vân_Hùng

Vân Hùng là một trong hai kịch-sĩ bô trai nhất thời đó (thập niên 60-70), người kia là kịch-sĩ La-Thoại-Tân. Nguyên Vân-Hùng là ca-sĩ tân-nhạc. Ông có giọng ca trầm-ấm rất quyến-rũ, vì vậy trong hầu hết các vở kịch ông đóng, nhất là trên sân-khấu Ban Kim-Cương, soạn-giã thường chêm thêm một vài bài nhạc tình-cảm da-diết cho Vân-Hùng có chổ thi-thố tài ca hát). Sau ngày 30.4.1975 Vân-Hùng u-buồn khuất mình vào bóng tối, ông không còn lòng dạ nào đứng trên sân-khấu để nhục-mạ hình-ảnh người lính Việt-Nam Cộng-Hòa mà ngày xưa ông từng thủ-diễn. Như trong vở kịch của Ban Kịch Sống Túy Hồng, Vân Hùng cùng Thanh Tú đóng vai hai sĩ-quan Nhãy-Dù có một lần trở lại thôn xưa tìm người yêu do Túy-Hồng thủ-diễn. Nàng đã chết, đứa con của hai người được một vị linh-mục nuôi-dưỡng. Vân Hùng diễn quá hay cảnh hai cha con gặp lại nhau dưới mái giáo đường loang-lổ vết chiến-tranh, rồi người lính Dù cắn răng từ giã đứa con còn nhỏ dại lên đường chiến-đấu. Giữ mãi trong lòng hình-ảnh đẹp của những ngày Saigon tự-do trước kia, ông ôm mối tiết-tháo của một người nghệ-sĩ chân-chính trong cảnh nghèo-khó cùng sự quên-lãng của thời-gian và người đời.
— Phạm Phong Dinh - Trường Kỳ, Tuyển tập nghệ sĩ số 05[4], Montreal, Canada, 2001